Cách phòng bệnh nhiệt miệng tốt nhất sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây lở loét niêm mạc miệng, hạn chế được nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng. Vì nhiệt miệng rất khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ăn uống hàng ngày và vệ sinh nên bạn cần phải lưu ý để phòng tránh.

Cách phòng bệnh nhiệt miệng tốt nhất-1
Nhiệt miệng gây đau, sưng tấy vùng niêm mạc miệng*

Nhiệt miệng là gì?

Bệnh nhiệt miệng hay còn gọi là aphthous là một bệnh thường gặp, có đến khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Bệnh có nhiều thể khác nhau nhưng triệu chứng thường bắt đầu với cảm giác ngứa ran hoặc nóng tại vùng sắp bị, vài ngày tiến triển thành đốm đỏ hay vết sưng sau đó bị loét ra.

Các vết loét thường có hình bầu dục màu trắng hoặc vàng, có bên giới viêm đỏ, đau nhức. Nếu không chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến viêm cấp, sưng tấy, đau đớn nhiều gây sốt cao, nổi hạch, ăn uống khó. Cách phòng bệnh nhiệt miệng tốt nhất là điều mà bạn cần nắm rõ để tránh gặp phải các vấn đề như đã nếu ở trên.

Cách phòng bệnh nhiệt miệng tốt nhất-2
Ăn uống khoa học, tăng đề kháng*

Cách phòng bệnh nhiệt miệng

Vệ sinh răng miệng

Chế độ vệ sinh răng miệng kém đã tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong miệng, dẫn đến hình thành các tổn thương khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu. Do vậy, cách phòng bệnh nhiệt miệng tốt nhất chính là đánh răng ngày 2 lần, kết hợp chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch khoang miệng. Tái khám nha khoa định kì và thay bàn chải sau 3 tháng.

Không dùng chất gây kích ứng vùng miệng

Một số loại kém đánh răng chứa chất tẩy cao hay nước súc miệng đậm đặc cũng sẽ khiến miệng bị tấn công bởi hóa chất. Vậy nên, hãy cân nhắc chuyển sang sản phẩm khác nếu bạn thường xuyên bị lở loét vùng miệng. 

Không làm tổn thương miệng

Loét miệng cũng được hình thành từ những vết tổn thương trong khoang miệng. Do đó, bạn nên hạn chế dùng loại bàn chải có lông cứng vì nó có thể để lại vết xước sau mỗi lần đánh răng. Hoặc nói chuyện khi đang nhai sẽ khiến bạn có nguy cơ nhai phải chính lợi của mình và tạo ra tổn thương.

Không lạm dụng kháng sinh

Các loại thuốc kháng sinh là con dao hai lưỡi, bởi bên cạnh tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nó còn tiêu diệt luôn cả những lợi khuẩn, do đó hệ vi sinh cơ thể bị mất cân bằng cơ hội cho vi khuẩn nhiệt miệng được dịp bùng phát.

Cách phòng bệnh nhiệt miệng tốt nhất-3

Tăng cường hệ miễn dịch

cách phòng bệnh nhiệt miệng tốt nhất được bác sĩ nha khoa khuyến khích người bệnh nên lưu ý. Nhiệt miệng sẽ tấn công mạnh mẽ khi sức đề kháng suy yếu. Vì thế, nên ăn các loại thực phẩm giúp tăng đề kháng để chống lại chúng, vitamin C có vai trò quan trọng nhất:

- Vitamin E làm dịu da một cách tự nhiên và giúp sửa chữa các tổn thương và viêm nhiễm trong khi vitamin C có thể tăng số lượng tế bào bạch cầu và giúp cơ thể tự bảo vệ chống lại sự tấn công của virus.

- Uống bổ sung L-lysine: Là một axit amin ngăn chặn virus gây viêm loét miệng. Do vậy, có thể bổ sung Lysine như một biện pháp phòng ngừa hoặc trong quá trình phục hồi. Tham khảo bác sỹ để có liều dùng phù hợp và các trường hợp chống chỉ định.

- Uống sữa hoặc ăn sữa chua: Do có hàm lượng immunoglobulin và lysine cao, sữa có hiệu quả đáng ngạc nhiên trong việc điều trị viêm loét miệng.

Khi không may bị nhiệt miệng, nếu đã áp dụng các cách trị nhiệt miệng tại nhà không khỏi, bạn cần đến nha khoa thăm khám và điều trị bệnh sớm. 

 
Top