Đau nhức răng cấm là tình trạng mà nhiều người gặp phải, do nhiều nguyên nhân gây ra, thường là do chấn thương hoặc bệnh lý. Để giảm đau, nhiều người đã lựa chọn giải pháp nhổ bỏ chiếc răng cấm này, tuy nhiên, vì là răng có chức năng ăn nhai chính nên thực hiện nhổ răng có được không?
Răng cấm bị sâu* |
Răng cấm bị đau nhức có nên nhổ không?
Việc bảo tồn răng luôn là ưu tiên hàng đầu nếu các răng gặp vấn đề thông thương và không quá nghiêm trọng, đặc biệt là răng cấm. Bởi răng cấm là chiếc răng vĩnh viễn, mọc một lần duy nhất trong đời, có vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai nên đau nhức răng cấm, bác sĩ cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi tiến hành.
Răng cấm chỉ được nhổ khi có sự thăm khám kiểm tra của bác sĩ chuyên môn, không nên tự ý nhổ khi chưa được đánh giá cụ thể. Một số trường hợp cần nhổ răng cấm như răng bị sâu mức độ nặng không thể khắc phục bằng biện pháp thông thường, hỏng răng gây viêm tủy, đau nhức kéo dài,..
Răng cấm có vai trò lớn đối với chức năng ăn nhai của hàm, nhất là khi răng cấm hàm dưới lại có sự liên hệ với các dây thần kinh liên cận. Chính vì thế, bạn cần được chuẩn đoán bởi các bác sĩ chuyên khoa, chụp x-quang kiểm tra trước khi tiến hành can thiệp vào chiếc răng này. Đau nhức răng cấm nếu không được điều trị kịp thời có thể gây:
- Rối loạn cảm giác nếu chiếc răng này chèn ép vào dây thần kinh, làm mất cảm giác ở môi, khu vực da phía ngoài, giảm chức năng thị giác, sưng đau 1 bên mắt.
- Tình trạng đau nhức kéo dài do sâu răng, viêm tủy nếu để lâu có thể dẫn đến viêm nhiễm, nhiễm trùng màu.
- Gây u nang xương hàm, viêm nhiễm và xâm lấn các tổ chức răng kế cận.
Đau nhức ảnh hưởng đến sức khỏe* |
Làm gì khi răng cấm bị đau nhức?
Khi đau nhức răng cấm xuất hiện, tùy vào mức độ và nguyên nhân gây đau mà bác sĩ sẽ có cách điều trị thích hợp nhưng vẫn ưu tiên bảo tồn răng thật.
- Khi răng cấm bị đau nhức do răng sâu nhẹ, có thể điều trị được bằng bọc sứ hoặc trám răng, bác sĩ sẽ nạo bỏ phần sâu hỏng, vệ sinh sạch sẽ vết nạo và dùng vật liệu nha khoa lấp đầy lỗ trống. Vết trám nhanh chóng đông cứng và bám chặt vào thân răng, hoàn thiện cấu trúc răng.
Bạn có thể ăn nhai bình thường sau trám răng mà không có bất cứ bất tiện nào. Đây là phương pháp được ứng dụng phổ biến và có chi phí rất phải chăng. Sau khoảng 2-3 năm, nếu có dấu hiệu bong tróc bạn mới cần đến nha khoa để trám lại.
- Bọc sứ cũng là giải pháp bảo vệ răng cấm. Phần sâu được nạo sạch, răng được mài nhỏ lại và mão sứ bên trên cùi răng đã mài sẽ giúp bảo vệ sự xâm nhập của bác sĩ.
- Trong trường hợp răng bị sâu nặng gây hỏng tủy, viêm nhiễm kéo dài, nha sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng, tránh để lâu sẽ làm ảnh hưởng đến răng khác cũng như sức khỏe răng miệng toàn hàm. Đầu tiên, bạn sẽ được thăm khám tổng thể, kiểm tra các vấn đề về răng miệng. Nếu có các bệnh lý về răng sẽ được điều trị trước khi nhổ bỏ răng cấm.
Đau nhức răng cấm không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, bạn nên thăm khám nha khoa thường xuyên.